Các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…khiến bạn mệt mỏi, gây bất tiện đến cuộc sống sinh hoạt. Vậy, làm thế nào để cải thiện và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Abipha sẽ cho bạn 5 lời khuyên cực kỳ hữu ích, cùng tìm hiểu nhé!

1. Duy trì chế độ ăn lành mạnh, thân thiện với hệ tiêu hóa

Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những yếu tố hàng đầu để duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa. Theo chuyên gia về tiêu hóa Lin Chang (Đại học California, Hoa Kỳ), ăn 20-30g chất xơ mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa táo bón. Do đó, bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như: Rau củ (các loại rau lá xanh như rau muống, rau ngót, cải ngọt, cải xoăn…), trái cây (táo, chuối, các loại quả mọng…) bởi chúng vô cùng giàu chất xơ.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế thức ăn chế biến sẵn và thịt đỏ. Bởi, những loại thực phẩm này được cho là có khả năng thúc đẩy vi sinh vật có hại phát triển và làm ức chế vi sinh vật có lợi. Đồng thời, chúng cũng chứa đường tinh luyện hoặc carbohydrate tinh chế, ít chất xơ và kém dinh dưỡng. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều loại thực phẩm này, “bộ máy tiêu hóa” có thể phải gánh chịu những tác động tiêu cực không đáng có.

2. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Khi cơ thể mất nước, lượng nước trong ruột sẽ được “huy động” đến hỗ trợ các bộ phận khác của cơ thể, điều này có thể khiến quá trình tiêu hóa bị gián đoạn. Một nghiên cứu năm 2022 đã cho thấy những người uống nhiều nước thường sẽ có ít các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. 

Chính vì vậy, hãy đảm bảo uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Lưu ý, bạn không nên dồn lượng nước để uống tại một thời điểm nhất định trong ngày. Thay vào đó, hãy phân bổ lượng nước và uống thường xuyên trong ngày để bảo vệ hệ tiêu hóa một cách tốt nhất bạn nhé!

3. Xây dựng thói quen ăn uống khoa học

Thói quen ăn uống cũng là một trong những giải pháp giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Abipha khuyên bạn nên:

  • Ăn chậm, nhai kỹ để hệ tiêu hóa không phải làm việc hết công suất.
  • Hình thành và duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, tránh ăn khuya
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ, vừa đủ sẽ giúp hạn chế tình trạng dạ dày bị quá tải, đồng thời tránh kích thích hệ tiêu hóa. 
  • Không ăn thực phẩm ôi thiu, đảm bảo ăn chính uống sôi
  • Khi chế biến thực phẩm cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm

4. Hạn chế ăn đường

Bổ sung nhiều đường không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Ở những người ăn nhiều đường, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, vitamin C, vitamin B12, canxi, phốt pho, magiê và sắt. Đặc biệt, khi lượng đường trong máu cao sẽ ngăn chặn đường glucose đi vào tế bào, kết quả là, cơ thể không nhận được năng lượng và sẽ thúc đẩy nhu cầu đòi ăn cao, dẫn đến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục. Vì vậy cơ thể luôn trong tình trạng đói và phải ăn nhiều lần, theo The Health Site.

5. Từ bỏ những thói quen xấu

Một số thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa mà bạn nên từ bỏ nếu có như:

Hút thuốc lá: Có thể làm suy yếu van dạ dày, gây trào ngược axit và ợ nóng và dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa khác

Rượu bia, thực phẩm chứa gas, cồn: Đây đều là những thực phẩm tác động tiêu cực đến sức khỏe đường ruột, làm cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tăng tiết axit dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày. 

Thức khuya liên tục: Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Do đó, việc thức khuya quá nhiều sẽ khiến các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài.

Trên đây là 05 lời khuyên Abipha muốn gửi đến bạn. Hy vọng, có thể giúp bạn chăm sóc và bảo vệ hệ tiêu hóa đúng cách, lành mạnh.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *