Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý phổ biến có thể gặp ở các bạn gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ độ tiền mãn kinh. Rối loạn kinh nguyệt có thể do nhiều nguyên nhân như: thay đổi nội tiết tố, chế độ sinh hoạt, ăn uống,… 

Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài có thể gây những hậu quả như thiếu máu, mệt mỏi hoặc cảnh báo dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa… Nội dung bài viết sẽ cho bạn thêm những nhận định cần thiết.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt hay còn được gọi là menstrual disorder, là tình trạng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, biểu hiện qua những thay đổi bất thường về số ngày hành kinh, lượng máu kinh chảy ra từ âm đạm,…

Đối tượng nữ giới thường bị rối loạn kinh nguyệt

  • Bé gái đang trong độ tuổi dậy thì
  • Phụ nữ sau sinh
  • Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt hiện nay

Có rất nhiều yếu tố tác động đến chu kỳ kinh nguyệt các chị em phụ nữ, dưới đây là một số nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Ảnh hưởng của nội tiết tố

Nội tiết tố phụ nữ sẽ có sự thay đổi liên tục qua từng giai đoạn như: Dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con,… Trong đó, giai đoạn dậy thì là có sự thay đổi lớn nhất về nội tiết, thậm chí có thể mất vài năm để estrogen và progesterone đạt được sự cân bằng và thời gian bất thường của chu kỳ kinh nguyệt phổ biến tại thời điểm này.

Đến giai đoạn tiền mãn kinh hay mang thai, cho con bú, các nội tiết tố nữ cũng  thay đổi làm chu kỳ và lượng máu kinh cũng thay thay đổi. Đa số, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh sẽ không còn chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân thực thể

Một số nguyên nhân thực cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ như: Chửa ngoài tử cung, dọa sẩy thai, tổn thương cổ tử cung – polyp cổ tử cung – Polyp buồng tử cung – u xơ tử cung, quá sản nội mạc tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, buồng trứng đa nang…Hoặc một số bệnh lý như: U tuyến yên, bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, viêm nhiễm phụ khoa,…

Thói quen sinh hoạt, ăn uống

Đây cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ, việc thức quá khuya, ngủ ít lại stress trong thời gian dài có thể dẫn đến loạn kinh nguyệt.

Ngoài ra, các yếu tố khác như: Ăn uống thiếu khoa học, tăng cân hoặc giảm cân quá mức, vận động quá sức, đặc biệt là thuốc tránh thai, thuốc điều trị tiểu đường, cao huyết áp sẽ ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt, gây loạn kinh nguyệt.

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu gặp phải một số biểu hiện bất thường sau thì khả năng bạn đang gặp phải chứng rối loạn kinh nguyệt khá cao.

Bất thường về chu kỳ kinh: Ngày kinh nguyệt không cố định, tháng nhiều hơn 35 ngày nhưng có tháng lại dưới 22 ngày. Thậm chí  2 – 3 tháng mới có kinh nguyệt 1 lần.

Bất thường về lượng máu kinh: Là những bất thường về số lượng máu kinh, có thể máu kinh ra quá ít hoặc quá nhiều.

Màu máu kinh: Máu kinh nguyệt bình thường sẽ có màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, không đông. Tuy nhiên, nếu máu kinh có lẫn máu cục hoặc máu đỏ tươi hay hồng nhạt, đen, nâu sẫm đều là bất thường.

Một số biểu hiện khác: Ngoài các triệu chứng trên thì rối loạn kinh nguyệt có thể gây đau nhức  cột sống, lan xuống đùi và lan ra toàn bụng. Thậm chí, có thể  đau lưng kèm theo tức ngực, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động, ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động.

Làm sao cải thiện trình trạng rối loạn kinh nguyệt?

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như tư vấn bạn điều trị và theo dõi tại nhà. Ngoài ra, để tình trạng này nhanh chóng được cải thiện bạn có thể tham khảo và làm theo một số gợi ý đơn giản dưới đây.

Xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học: Việc điều chỉnh chế độ ăn uống, đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và sinh hoạt khoa học sẽ tác động tích cực đến chu kỳ kinh nguyệt của cơ thể. Đặc biệt, để hiệu quả hơn thì bạn nên kết hợp với tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Giữ tâm lý thật thoải mái: Hãy luôn cho mình những năng lượng tích cực, hạn chế tình trạng căng thẳng kéo dài. Đồng thời, nên chú ý thêm đến môi trường sống xung quanh, hãy đảm bảo chúng sạch sẽ và trong lành.

Hạn chế sử dụng chất kích thích: Một số chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga, thuốc lá,… cũng gây ảnh hưởng lớn đến nội tiết tố, dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Do đó, hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các chất này nhé!

Sanduocpham.com.vn hy vọng rằng, với chủ đề chia sẻ về “Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa” ở trong bài viết trên có thể giúp các chị em phụ nữ hiểu rõ hơn về vấn đề kinh nguyệt. Từ đó, có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất.

 

Phản hồi của bạn

Thông tin của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc có đánh dấu *